Phân bón hữu cơ khoáng Vedagro dạng viên
Nguyên liệu chủ yếu dùng để sản xuất phân bón VEDAGRO dạng viên là CMS. Sau quá trình thủy phân CMS sẽ tiến hành phun và tạo thành hạt kỹ thuật, hạt tính năng và tốc độ hiệu quả phù hợp với loại phân hữu cơ. Sản phẩm phân bón VEDAGROcó hương vị thơm ngọt của mật rỉ, lưu giữ lại tất cả những thành phần dinh dưỡng của mật rỉ, ngoài ra phân bón VEDAGRO có hàm lượng các chất dinh dưỡng nhiều hơn mật rỉ do trong quá trình lên men đã tạo ra các chất Acid amin (bao gồm: Aspartic acid, Threonine, Serine,Glutamic acid, Glycine, Alanine, Valine, Isoleucine, Leucine,Tyrosine,Phenylalanine,Lycine,Argenine), Vitamin, mycelium protein và các yếu tố dinh dưỡng đặc biệt khác.
Truyền thống của phân hóa học là có tốc độ tan chảy nhanh, tính hiệu quả nhanh, có thể nhanh chóng được cây trồng hầp thụ và sử dụng, nhưng sau khi phân được tan ra, thành phần dinh dưỡng sẽ hòa tan trong đất, nếu như không được cây trồng hấp thụ liền và sử dụng, thì nó sẽ đóng thành cục và bị đất thấm hút, thành phần dinh dưỡng này sẽ bị rửa trôi hoặc theo lượng nước tưới thắm vào trong tầng đất ngầm, như vậy không những làm lãng phí phân bón mà còn làm ô nhiễm tầng nước trong đất.
Nếu chúng ta bón phân hữu cơ, do trong thành phần dinh dưỡng trong chất hữu cơ không được cây trồng hấp thụ trực tiếp và sử dụng, cần phải trải qua quá trình sau khi được vi sinh vật khoáng hóa, sau đó thành phần dinh dưỡng sẽ phân giải ra, cây trồng mới có thể hấp thụ và sử dụng được, nhưng quá trinh này cần phải có thời gian. Vì vậy sử dụng phân hữu cơ, tuy có thể cải thiện được tính chất lý hóa của đất, tăng cường độ phì nhiêu và độ ẩm cho đất, nhưng do thành phần dinh dưỡng tương đối thấp, cây trồng cần lượng phân bón tương đối nhiều, vì vậy trong từng giai đoạn cây trồng cần thiết để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì không thể đáp ứng liền, do vậy đây cũng là khuyết điểm.
Nhằm cải thiện khuyết điểm của phân hữu cơ và phân vô cơ, phát huy ưu điểm , công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam đã tạo được sự kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ, để tạo ra phân bón hữu cơ khoáng VEDAGRO dạng viên, không những có chứa đầy đủ các chất Đạm (N), Kali(K), Lưu huỳnh(S), Canxi(Ca), Magiê(Mg), Kẽm(Zn), Sắt(Fe), Bo(B), Mangan(Mn), Molipen(Mo) ... và các dinh dưỡng nguyên tố khác, mà còn chứa rất nhiều Acid Amin, Vitamin, mycelium protein, chất hữu cơ và khoáng chất sinh vật, vừa đảm bảo được tính hiệu quả nhanh của phân vô cơ lại vừa đảm bảo được tính hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ, đặc biệt phân còn có đặc tính hiệu quả của Acid Amin, không những đảm bảo được sản lượng ổn định, mà còn thấy được rõ ràng sự cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm bớt được sâu bệnh gây hại cho cây trồng, hoạt tính hóa đất đai, tăng khả năng giữ phân của đất, bảo vệ môi trường. Phân bón VEDAGRO dạng viên thích hợp dùng để bón lót và bón thúc cho mọi loại cây trồng, là loại phân thích nghi nhất cho nông sản cây mọc nhiều lá xanh và đảm bảo chất lượng cho nông sản.
I. Thành phần đăng ký (trên thị trường Việt Nam):
Chỉ tiêu chất hữu cơ khoáng của Vedagro dạng viên
|
Đơn vị
|
Hàm lượng dinh dưỡng chủ yếu
|
Phương pháp phân tích
|
Tổng hàm lượng chất hữu cơ (≥ 15%)
|
%
|
45
|
AOAC 967.05
|
Tổng lượng đạm ( Nts)
|
%
|
9,0
|
TCVN 5815-2001
|
Hàm lượng lân (P2O5hh) hữu hiệu
|
%
|
0,3
|
TCVN 5815-2001
|
Kali hoà tan (K2Oht)
|
%
|
4,5
|
10TCN 308-97
|
Độ ẩm (≤ 20%)
|
%
|
5-7
|
TCVN 5979:2007
|
II. Đặc tính của sản phẩm:
1. Sau khi bón phân VEDAGRO dạng viên, cây trồng có thể trực tiếp hấp thụ và sử dụng liền, không cần phải qua quá trình chuyển đổi, lập tức cung cấp lượng đạm cần thiết cho cây trồng, giúp cho cây trồng và trái nhanh chóng phát triển .
2. VEDAGRO dạng viên có chứa tính chất hoạt tính lên men tự nhiên, đủ để bộ rễ của cây trồng phát triển, nâng cao hiệu suất hấp thụ thành phần dinh dưỡng, tổ chức bổ sung sự tổn hại của cây trồng, tăng sức đề kháng, tăng cường sức chịu đựng nghịch cảnh đối với cây trồng.
3. VEDAGRO dạng viên có chứa nhiều chất Acid Amin sau khi trải qua thủy phân các phân tử hữu cơ với lượng phân tử thấp, ngoài khả năng được cây trồng hấp thụ và sử dụng trực tiếp ra , đối với sự hấp thụ các thành phần dinh dưỡng vô cơ khác cũng có hiệu quả trợ giúp.
4. Phân VEDAGRO dạng viên có chứa hàm lượng chất hữu cơ cao, Acid Amin, Vitamin và các khoáng chất, có thể cải thiện tính chất lý hóa của đất, cung cấp môi trườngthuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, nâng cao số vi sinh vật nấm có ích, nâng cao sự chống trả lại bệnh nấm đối với cây trồng.
5. Phân VEDAGRO dạng viên có chứa hàm lượng Glutamic Acid, có khả năng làm tăng thêm vị giác và hương vị của trái cây, nâng cao chất lượng, tăng thêm lợi nhuận.
6. Phân VEDAGRO dạng viên có chứa chất hữu cơ cao và Acid Amin phù hợp với phân hữu cơ, tiết kiệm được lượng phân bón, so với phân hữu cơ truyền thống tương đối hiệu quả hơn, tốc độ tan chảy nhanh mà hiệu quả của phân lại cao.
III. Hướng dẫn sử dụng: Lượng phân bón và thời kỳ sử dụng
1. Cây lúa:
Đơn vị: Kg/ha/vụ
|
|||||
Thời kỳ
Loại phân
|
Bón lót
|
Bón thúc lần 1(sau khi gieo giống 7-10 ngày)
|
Bón thúc lần 2(sau khi gieo giống 20-22 ngày)
|
Bón thúc lần 3(sau khi gieo giống 40-45 ngày)
|
Tổng cộng
|
Vedagro
|
250
|
250
|
-
|
-
|
500
|
Urê
|
-
|
30
|
30
|
30
|
90
|
Super lân
|
300-400
|
-
|
-
|
-
|
300
|
Kali clorua(KCl)
|
-
|
-
|
20
|
30
|
50
|
2. Cây ăn trái:
Đơn vị: Kg/cây/năm
|
||||
Thời kỳ bón lót
|
||||
Loại phân bón
|
Năm thứI
|
Năm thứ II
|
Năm thứ III
|
Ghi chú
|
Vedagro
|
0,5
|
0,5-1
|
1-1,5
|
Chia làm 3-4 lần bón/năm .
|
Super lân
|
0,3
|
0,3-0,5
|
0,5
|
Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
|
Thời kỳ thu hoạch
|
||||
Loại phân bón
|
Sau khi thu hoạch
|
Sau khi thu hoạch 2 tháng
|
Dưỡng trái
|
Ghi chú
|
Vedagro
|
0,5-2
|
0,5-2
|
0,5-2
|
Lượng phân bón gia tăng theo từng năm.
|
Super lân
|
1-2
|
-
|
-
|
|
Kali clorua(KCl)
|
-
|
0,1-0,2
|
0,1-0,2
|
3. Cây cà phê:
Đơn vị: Kg/ha/năm
|
|||||
Loại phân bón
|
Năm thứ I
|
Năm thứ II
|
Năm thứ III
|
Thời kỳ thu hoạch
|
Ghi Chú
|
Vedagro
|
800
|
1.000
|
2.000
|
2.000
|
Chia làm 3-4 kỳ bón: đầu , giữa và cuối mùa mưa.
|
KCl hoặc K2SO4
|
-
|
-
|
50
|
100
|
|
Super lân
|
300
|
500
|
700
|
900
|
Bón 1 lần vào đầu mùa mưa.
|
Cách bón: đào rãnh xung quanh theo tán lá của cây, bón phân xong lấp đất lại.
|
4. Cây mía:
Đơn vị: Kg/ha
|
||||
Thời kỳ
Loại phân
|
Bón lót
|
Sau khi lên mầm từ
30-35 ngày
|
Sau khi lên mầm từ 3 tháng
|
Tổng cộng
|
Vedagro
|
500
|
300
|
-
|
800
|
Urê
|
-
|
150
|
100
|
250
|
Super lân
|
500
|
-
|
-
|
500
|
Kali Clorua(KCl)
|
-
|
150
|
150
|
300
|
5. Các loại cây trồng khác:
Đơn vị: Kg/ha
|
||
Cây trồng
|
Lượng phân bón
|
Giai đoạn bón
|
Cây bắp (ngô)
|
600-800
|
- Bón lót
- Bón thúc từ 10-12 ngày sau khi gieo giống
|
Cây trà , ca cao, tiêu , cây cao su.
|
700-1.000
|
- chia làm 3 lần bón , vào đầu ,giữa và cuối mùa mưa bón mỗi 1 lần.
|
Cây mía , bông gòn
|
800-1.000
|
- Bón lót trước khi trồng.
- Bón thúc khi lá mọc từ 4-5 lá.
|
Khoai mì
|
500-600
|
- Bón lót trước khi trồng.
- Bón thúc sau khi trồng được 40-45 ngày.
|
Cây họ đậu , đậu phộng
|
200-300
|
- Bón lót
- Bón thúc khi lá mọc từ 3-5 lá.
|
Cà chua, dưa hấu , ớt, củ cải , rau, khoai tây.
|
800-1.000
|
- Bón lót trước khi trồng.
- Bón thúc sau khi trồng được 15-20 ngày.
|
Ghi chú :
- Bón lót kết hợp với 80%phân lân bón cùng lúc.
- Thời kỳ bón thúc nên bổ sung thêm lượng đạm thích hợp, lượng kali cần thiết với nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
|
Chú ý:
- Tùy theo cây trồng trên từng loại đất mà phối hợp điều chỉnh lượng lân, kali.
- Không nên bón quá mức cho phép.